Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong công tác chuyển đổi số tại các Doanh nghiệp

Ngày đăng: 08/05/2022

Với sự phát triển như vũ bão của ngành nghệ trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng của nó như hiện nay, thì cuộc cách mạng công nghiệp 5.0 chắc chắc sẽ diễn ra trong tương lai gần đây và nó chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa 5.0 này


Như các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ, tác động xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng rất sâu rộng nó làm cho xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng cải thiện, doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ sự kế thừa từ các thành tựu của công nghệ. Đặc biệt là ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc khám phá không gian, vũ trụ, các ngành liên qua đến kinh tế xã hội, giáo dục, y học,…. Cụ thể trong y học, cùng với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, con người đã tìm ra phương pháp điều trị và chữa khỏi các bệnh mà trước đây được xem là nam y. Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục cũng là môi trường ứng dụng mạnh mẽ và triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực công tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Trong lĩnh vực giao thông, trí tuệ nhân tạo đã hỗ trợ các danh nghiệp vận tải tiết kiệm tối đa nhân lực và chi phí.

Từ khi các thế hệ máy tính ra đời cho đến các ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng một cách triện để vào trong quá trình vận hành, khai thác và sản xuất,… Hiện nay, cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin, đặc biệt là ngành trí tuệ nhân tạo đã hỗ trợ lãnh đạo đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và chính xác. Các hệ thống thu thập thông tin, phân tích thị trường và dự báo xu hướng cũng được xây dựng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đề ra các chính sách, các hoạch định, chiến lược ngắn hạn và dài hạng nhằm nâng cao vị thế của mình và tăng doanh thu,…

Với sự phát triển như vũ bão của ngành nghệ trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng của nó như hiện nay, thì cuộc cách mạng công nghiệp 5.0 chắc chắc sẽ diễn ra trong tương lai gần đây và nó chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa 5.0 này.

Như chúng ra biết, hệ quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay đã làm cho dữ liệu ngày càng lớn, đặc biệt là dữ liệu dạng điện tử và giấy tờ, khi đó không hệ thống ứng dụng nào có thể khai khác triệt để dữ liệu lớn này. Do đó, việc số hóa dữ liệu và chuyển hóa nó thành tri thức là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Vậy, trí tuệ nhân tạo có vai trò gì trong chiến lược chuyển đổi số của các doanh nghiệp? Những công nghệ này giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định như thế nào?

Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong công tác chuyển đổi số tại các Doanh nghiệp


Hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận ra rằng chuyển đổi số là chiến lược quan trọng để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Cho dù các doanh nghiệp có tập trung thay đổi mô hình kinh doanh hay không thì chuyển đổi số đã là một quá trình được tiến hành trong nhiều thập kỷ: Email, hệ thống thông tin quản lý (ERP, HRM, DSS, SCM,…), điện toán đám mây, quảng cáo kỹ thuật số, thương mại trực tuyến, y tế từ xa, làm việc từ xa và họp trực tuyến. Do đó, các doanh nghiệp và tổ chức nhận ra rằng chuyển đổi số có thể được lên kế hoạch và thực hiện trước thời hạn để cải thiện khả năng cạnh tranh, trải nghiệm của khách hàng và các hoạt động tương tác, tiếp xúc với khách hàng.

Vai trò của trí tuệ nhân tạo, học máy, học sâu, khai phá dữ liệu và IoT

Các doanh nghiệp, tổ chức có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để thiết kế và thực hiện quá trình chuyển đổi số và tập trung vào việc đạt được lợi thế cạnh tranh với khách hàng hiện nay và trong tương lai. Những công nghệ này hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các chiến lược chuyển đổi dữ liệu hoàn chỉnh dựa trên thông tin thị trường theo thời gian thực thay vì các phương pháp tiếp cận từng phần của các hệ thống rời rạc như trước đây.

Bên cạnh đó, học máy, học sâu, khai phá dữ liệu đã tập trung phân tích và so sánh các mẫu trong dữ liệu lớn để cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của khách hàng và các sự kiện khác. Các công nghệ này cũng đưa ra đề xuất về cách cải thiện các quy trình của doanh nghiệp và các tương tác với khách hàng, thay vì chỉ phát hiện ra những thay đổi hành vi của khách hàng sau khi doanh số đã tụt giảm như trước đây. Do đó, vai trò của công nghệ trí tuệ nhân tạo là hỗ trợ và xác định những thay đổi hành vi này ngay khi chúng xảy ra để các doanh nghiệp có thể triển khai các giải pháp để tránh sụt giảm doanh số.

Thêm vào đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng là dạng bắt chước trí tuệ con người trong việc nhận biết và phản ứng với các hành vi và sự kiện. Công nghệ trí tuệ nhân tạo sử dụng các thuật toán để xây dựng hoặc thay đổi chương trình nhằm tận dụng thông tin chi tiết sẳn có. Khi đó, trải nghiệm của khách hàng và các quy trình của doanh nghiệp có thể được cải thiện bằng các chương trình trí tuệ nhân tạo dựa trên những hiểu biết của về hành vi và sự kiện.

Việc lập kế hoạch và tiến hành chuyển đổi số cho phép các doanh nghiệp và tổ chức dẫn trước đối thủ. Chuyển đổi số dựa trên các phương pháp khai phá dữ liệu cho phép thu thập và phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về khách hàng, đồng thời tăng tốc độ giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới. Chuyển đổi dữ liệu đã trở thành một quá trình liên tục phát triển, mang đến những hiểu biết sâu sắc và giải pháp cho sự thay đổi liên tục của khách hàng và thị trường.

Trong khi đó, IoT (Internet of Things) là một mạng lưới các thiết bị được kết nối nhau để trao đổi dữ liệu với các hệ thống và thiết bị khác qua mạng Internet. Đây là lộ trình thu thập dữ liệu, đồng thời giao tiếp với khách hàng thông qua “mọi thứ” để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và quy trình của Doanh nghiệp. Internet cung cấp khả năng tiến hành chuyển đổi số và mọi thứ mà nó kết nối. IoT là đường dẫn cho phép chuyển đổi dữ liệu thông minh.

Đến đây chúng ta có thể kết luận rằng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số là bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp, tổ chức trong giai đoạn hiện nay.

ThS. Đặng Như Phú - K.CNTT

Các tin khác