Tổng quan về KỸ THUẬT PHẦN MỀM
Ngày đăng: 15/08/2020
KỸ THUẬT PHẦN MỀM - Sinh viên được học từ Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế với kỹ thuật công nghệ mới nhất bằng những phương thức tích cực, học tại giảng đường, học trực tuyến, học từ hướng dẫn, học từ thực tiễn, …
NGÀNH: KỸ THUẬT PHẦN MỀM
1. Ngành đào tạo
Ngành đào tạo | Chuyên ngành | Số năm đào tạo |
KỸ THUẬT PHẦN MỀM | - Phát triển phần mềm - Quản lý dự án phần mềm - Thực tế ảo và lập trình Games | 3.5 năm |
- Tên Tiếng Anh :Software engineer
- Loại hình đào tạo: Chính quy – hệ tín chỉ
- Tên văn bằng : Cử nhân KỸ THUẬT PHẦN MỀM
- Đơn vị cấp bằng : Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
- Cơ sở tổ chức giảng dạy : Khoa CNTT, 331 QL1A, P. An Phú Đông, Q.12, Tp.HCM
- Yêu cầu đầu vào:
- Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
- Trường ĐH NTT tuyển sinh viên đầu vào thông qua thi tuyển và xét tuyển. Đối với trường hợp xét tuyển, Trường thực hiện theo 2 phương thức: xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và xét điểm tổng kết học bạ (đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt)
Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng phân tích, tư vấn, thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ thông tin (bao gồm xây dựng hạ tầng, cung cấp dịch vụ và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin) để giải quyết các vấn đề sản xuất, kinh doanh, quản lý, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn lực chất lượng cao trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Đào tạo sinh viên có vốn kiến thức chuyên sâu, năng lực thực hành nghề nghiệp tốt, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm giỏi; Có khả năng thích nghi với nền kinh tế thị trường đa dạng và luôn biến động; Thích nghi với sự phát triển của công nghệ trong khu vực và trên thế giới; Có trình độ chuyên môn vững vàng để có thể tự nghiên cứu và học lên các bậc học cao hơn.
Chiến lược giảng dạy, học tập:
- Xây dựng chương trình đào tạo theo cách tiếp cận tiên tiến AUN
- Đi đầu trong cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo
- Tạo môi trường học tập thân thiện, gần gũi, tích cực, chủ động và sáng tạo
- Đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp giúp sinh viên hiểu rõ bối cảnh nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp tốt, trang bị những kiến thức kỹ năng sát với môi trường thực tế
- Liên kết với các trường quốc tế, tạo sự phong phú các loại hình đào tạo
Đây là tiền đề phát triển các phương pháp học tập, giảng dạy tích cực theo hướng gắn kết với thực tế, hiện đại với triết lý lấy sinh viên làm trọng tâm.
Qui trình đào tạo
Chương trình đào tạo được thực hiện trong 4 năm, với 12 kỳ, trong đó 10 học kỳ tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng tại cơ sở đào tạo và 1 kỳ thực tập tại các địa phương và cơ sở, 01 kỳ làm khóa luận hoặc học các học phần thay thế.
Sinh viên được đào tạo theo Qui chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007; sửa đổi bổ sung theo thông tư số 57/2012/TT – BGD&ĐT ngày 27/12/2012).
A. Điều kiện tốt nghiệp
o Điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên (theo thang điểm 4).
o Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và hoàn thành chương trình giáo dục thể chất.
o Có chứng chỉ TOEIC (từ 400 điểm trở lên)
- Hình thức đánh giá:
- Chuyên cần
- Tích cực hoạt động: thảo luận, làm bài tập…
- Bài kiểm tra
- Tiểu luận, thuyết trình
- Thi với hình thức trắc nghiệm và tự luận.
B. Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10
2. Những điểm nội bật về chương trình đào tạo (CTĐT)
- Chương trình đào tạo thể hiện tính đa liên (liên kết, liên thông, liên ngành):
- Chuyển đổi ngành trong quá trình học
- Liên kết trên 2000 doanh nghiệp;
- Đảm bảo việc làm
- Liên kết trên 250 doanh nghiệp, viện, trường đại học nổi tiếng cùng tham gia xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo; học tại Trường và doanh nghiệp;
- Chương trình đào tạo cho phép liên thông trong ngành và liên thông các ngành, xuyên ngành kính tế, y tế, tài chính, điện – điện tử; du lịch; nông nghiệp;
- Chương trình đào tạo liên ngành: kết nối các ngành đào tạo, đặc biệt là công nghệ thông tin với các ngành khác như kinh tế, nông nghiệp, y tế, ô tô, xây dựng, cho phép ngưới học mở rộng kiến thức.
- Có liên thông từ đại học lên thạc sĩ, có đào tạo văn bằng 2, văn bằng kép, đào tạo từ xa; học trực tuyến và trực tiếp;
- Cho phép chuyển đổi ngành và chuyên ngành;
- Các học phần cơ sở ngành/ chuyên ngành luôn có số tiết lý thuyết và thực hành bằng nhau 30 tiết;
- Đánh giá học phần dựa trên sản phẩm công nghệ thông tin là chính;
- Sử dụng các kỹ thuật và công nghệ mới nhất đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0;
- Khoa có 9 phòng Labs phục vụ cho 9 chuyên ngành;
- Thời gian bắt đầu chọn chuyên ngành: Khi hết Học kỳ 4, sinh viên chọn chuyên ngành và bắt đầu học chuyên ngành từ Học kỳ 5;
3. Những điểm nội bật về thực tập – việc làm
- Khoa có mạng lưới liên kết doanh nghiệp rộng lớn với hơn 250 doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ mới (trong nước như TMA, CMC, FPT, và quốc tế facebook, google, …) tham gia thực hiện xây dựng chương trình đào tạo, tham gia quá trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo.
- Đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 50% giảng viên là các giáo sư, tiến sĩ có học hàm học vị cao, 50% còn lại là các CEO, các chuyên viên cao cấp từ các doanh nghiệp.
- Chương trình đào tạo gắn kết doanh nghiệp: tối thiểu 30% nội dung chương trình học tập tại doanh nghiệp
- Mỗi năm sinh viên có các học kỳ doanh nghiệp để kiến tập, thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp;
- Hầu hết sinh viên có việc làm đúng ngành khi còn học năm 3; Đảm bảo 95% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và 100% sau khi tốt nghiệp 6 tháng;
- Khoa liên kết với 5 trường đại học quốc tế, đưa và nhận sinh viên/ giảng viên quốc tế. Đồng thời, chương trình đào tạo được kiểm định AUN-QA nên sinh viên có thể làm việc và học tiếp tại các nước Đông nam Á
4. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KỸ SƯ ngành Kỹ thuật phần mềm trở thành: - Chuyên viên lập trình và phát triển phần mềm; - Chuyên viên lập trình ứng dụng và phát triển games - Chuyên viên phân tích hệ thống thông tin; - Chuyên viên quản trị và khai thác cơ sở dữ liệu; - Chuyên viên phát triển dự án phần mềm; - Chuyên gia quản trị dự án phần mềm; - Kỹ sư vận hành và phát triển hệ thống phần mềm; - Chuyên viên kiểm tra chất lượng phần mềm; - Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về Kỹ thuật phần mềm tại các cơ sở đào tạo. |
5. CAM KẾT
- Sinh viên tốt nghiệp kỹ sư các ngành đạo tạo tại Khoa CNTT – Đại học Nguyễn Tất Thành có việc làm 100% và lương khởi điểm tối thiểu 15 triệu/ tháng ngay sau khi tốt nghiệp. Rất nhiều sinh viên được các doanh nghiệp tiếp nhận làm việc ngay từ năm thứ 2, trong quá trình thực hành và thực tập tại doanh nghiệp.
- Sinh viên được thay đổi ngành trong quá trình học và được học ngành mới song song với ngành chính.
- Sinh viên được học liên thông lên cao học, thời gian học cao học 1 năm, tổng thời gian học 4.5 năm từ khi tốt nghiệp THPT đến khi tốt nghiệp cao học và nhận bằng thạc sĩ Công nghệ thông tin.
- Sinh viên được học trong môi trường tốt nhất: 100% các phòng gắn máy lạnh, các phòng thí nghiệm hiện đại, khu tự học thoáng mát, thư viện có đầy đủ giáo trình mới nhất, khu ký túc xá văn minh, thầy cô nhiệt tình, nhân viên phục vụ tận tâm.
- Sinh viên được học từ Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế với kỹ thuật công nghệ mới nhất bằng những phương thức tích cực, học tại giảng đường, học trực tuyến, học từ hướng dẫn, học từ thực tiễn, …
Xem CHUẨN ĐẦU RA
13/08/2024
Kế hoạch Thực tập tốt nghiệp Ngành Công nghệ thông tin, Ngành kỹ thuật phần mềm và Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu - HK1 Năm học 2024 - 202531/05/2024
Kế hoạch thực tập tốt nghiệp Ngành CNTT - HK3 Năm học 2023 - 202416/05/2024
THÔNG BÁO: THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM + DANH SÁCH HỘI ĐỒNG BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP22/11/2022
Hệ thống MegaSchool và MegaTest thông báo tuyển dụng Thực tập sinh
13/07/2022
TMA Solutions - Cơ hội việc làm dành cho sinh viên Khoa CNTT
04/07/2022
10/06/2022
T UYỂN DỤNG NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH IT– TEXGAMEX-VN
16/05/2022
Thông tin tuyển dụng công ty PORTLOGICS - PLC
15/04/2022
Ngân hàng Á Châu (ACB) tuyển Chuyên viên Dịch vụ IT – Hồ Chí Minh