TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

  • Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in information technology
  • Tên tiếng Việt: Tiến sĩ Công nghệ thông tin.
  • Mã ngành: 9480201
  • Trình độ đào tạo: Tiến sĩ – Bậc 8
  • Khóa học áp dụng: 2022
  • Thời gian đào tạo: người có bằng thạc sĩ là 3 năm (90 tín chỉ) và người có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi là 4 năm (129 tín chỉ)
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:
  • Tên tiếng Việt: Tiến sĩ Công nghệ thông tin
  • Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in information technology

| Mục tiêu chung

Mục tiêu của Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ tiến sĩ là đào tạo nhà khoa học có học vị cao nhất, có kiến thức chuyên sâu nhất, kỹ năng tốt, tinh thần tự chủ và trách nhiệm nhất, bao gồm: Trình độ khoa học lý thuyết và ứng dụng cao, có năng lực nghiên cứu độc lập và lãnh đạo nhóm nghiên cứu; Có tư duy sáng tạo nhất, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học và công nghệ; Hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; Có phẩm chất đạo đức tốt và có khả năng định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin
|Các tiêu chí tuyển sinh và yêu cầu đầu vào của chương trình đào tạo

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có các điều kiện sau: 

  • Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự tuyển. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ngành phù hợp với ngành đăng kí dự tuyển, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;
  • Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;
  • Có Phiếu đăng kí dự xét tuyển nghiên cứu sinh, một dự thảo/bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn Nhà trường; dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.
  • Có đủ trình độ ngoại ngữ theo quy định (tương đương trình độ bậc 4 theo khung ngoại gnữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án. 
  • Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường nơi sinh viên vừa tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân và hiện không vi phạm pháp luật.
  • Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng kí theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do cơ sở đào tạo quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

| Thông tin về các chứng nhận kiểm định

  • Đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp Khoa giáo dục năm 2017 do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQG TPHCM cấp
  • Đạt kiểm định chất lượng giáo dục chương trình đào tạo Công nghệ thông tin trình độ thạc sĩ năm 2022 do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQG TPHCM cấp
  • Đạt kiểm định chất lượng giáo dục chương trình đào tạo Công nghệ thông tin trình độ Đại học năm 2019 theo AUN – QA
| Cấu trúc Chương trình đào tạo

| Cơ hội nghề nghiệp
  • Khả năng sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ công nghệ thông tin, nghiên cứu sinh có đủ khả năng để tham gia giảng dạy sau đại học, các hoạt động khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông; tham gia vai trò là chủ nhiệm hoặc thành viên tham gia đề tài các cấp, từ việc chọn ý tưởng nghiên cứu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện và công bố kết quả. 

  • Vị trí sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ công nghệ thông tin tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, nghiên cứu sinh có khả năng làm việc các vị trí sau:

  • Tại các viện nghiên cứu: Làm nghiên cứu sau tiến sĩ (Postdoc), là thành viên hoặc chủ nhiệm nhóm nghiên cứu;
  • Tại các trường đại học: Làm cán bộ giảng dạy sau đại học, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
  • Tại các cơ quan hành chính các cấp: Làm chuyên gia quản lý, hoạch định các giải pháp kỹ thuật, hoạch định chính sách và chủ nhiệm các dự án;
  • Tại các tập đoàn, công ty: Làm trưởng bộ phận kỹ thuật, phỏng phát triển khoa học và công nghệ;
  • Tại doanh nghiệp: nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp, khởi nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và tư vấn cấp cao…
  • Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình dào tạo tiến sĩ CNTT có thể lãnh đạo nhóm nghiên cứu khoa học, tham gia chương trình hậu tiến sĩ (PostDoc).