Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại điện tử
Ngày đăng: 17/07/2024
Thương mại điện tử là 1 phần của chuyển đổi số. Áp dụng thương mại điện tử trong chuyển đổi số không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp có sản phẩm. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng có thể chuyển đổi số ngay cả khi họ không có sản phẩm để sản xuất, vận chuyển và giao hàng.
Giới thiệu:
-
Hòa cùng xu thế phát triển của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xem đây là bước “bứt phá” trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực tiễn cho thấy, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra nhiều cơ hội, song cũng đặt ra không ít thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội.
-
Bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên cách mạng kỹ thuật số. Vì vậy, kinh tế số vừa là đặc trưng, vừda là xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia. Về khái niệm, tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song đa số đều thống nhất rằng, kinh tế số là nền kinh tế tiến bộ, trong đó các mối quan hệ, hoạt động kinh tế, tài chính… trong hệ thống mạng lưới sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường toàn cầu được thực hiện trên nền tảng khoa học - công nghệ hiện đại. Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển đang bắt đầu quá trình chuyển đổi số.
-
Cùng với phát triển hạ tầng mạng thông tin, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng internet ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động bán lẻ đã nắm bắt được xu hướng và sớm thực hiện các hoạt động chuyển đổi số mà trong đó trọng tâm là chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang trực tuyến. Đó chính là chuyển đổi số trong thương mại điện tử
Đây là hoạt động kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến diễn ra trên mạng Internet, sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển. Trong đó, các công ty thương mại điện tử có thể tạo ra một số sản phẩm, dịch vụ hoặc chỉ xây dựng cửa hàng và phần mềm. Còn các công ty khác sẽ sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và phân phối sản phẩm của họ.
Chuyển đổi số:
Đây là quá trình áp dụng công nghệ mới để thay đổi mô hình từ doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số. Thông qua đó, các phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa công ty sẽ thay đổi.
Ví dụ:
Đối với khách hàng thì chuyển đổi số có thể chỉ đơn giản là xem và mua sắm các sản phẩm trên tất cả các kênh thương mại điện tử của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, website công ty, các kênh thương mại điện tử và các bộ phận liên quan: kho, kế toán, đóng hàng, vận chuyển,… đều phải vận hành liền mạch để đảm bảo trải nghiệm của người mua.
Kết luận mối liên hệ giữa chuyển đổi số và thương mại điện tử:
Như vậy, thương mại điện tử là 1 phần của chuyển đổi số. Áp dụng thương mại điện tử trong chuyển đổi số không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp có sản phẩm. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng có thể chuyển đổi số ngay cả khi họ không có sản phẩm để sản xuất, vận chuyển và giao hàng.
Ví dụ: Bên cạnh hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+, tập đoàn Vingroup còn xây dựng website và ứng dụng mua hàng trực tuyến VinID. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiếp cận, phục vụ nhiều khách hàng hơn và tăng doanh thu.
Cách xây dựng chiến lược chuyển đổi số thương mại điện tử thành công
Để có thể xây dựng chiến lược chuyển đổi số thương mại điện tử thành công, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
Bước 1: Xác định các mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số của bạn
Trước hết, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số của mình là gì để xây dựng chiến lược phù hợp. Trong đó, lợi nhuận và kết quả chuyển đổi số thương mại điện tử phải luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Đây chính là phương hướng để doanh nghiệp có thể chuyển đổi số thành công và hiệu quả.
Ví dụ: Mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp là hoạt động nhanh, hiệu quả hơn, thu hút nhiều khách hàng mới, tăng lợi nhuận hay chỉ đơn giản là gia tăng trải nghiệm của khách hàng.
Bước 2: Xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong thương mại điện tử
Sau khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phù hợp. Đây giống như các phương pháp cụ thể sẽ giúp chuyển đổi số trong thương mại điện tử thành công.
Bạn cũng nên đặt chiến lược chuyển đổi số và thương mại điện tử trong điều kiện thực tế. Đặt ra những câu hỏi như: nền tảng thương mại điện tử hiện tại của bạn có cho phép bán hàng hàng trên các thiết bị di động hay bán hàng trên thị trường quốc tế không?
Ứng dụng:
Nếu muốn tăng trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản lý tích hợp với các giải pháp phần mềm để theo dõi, tổ chức tương tác cho người tiêu dùng. Một số công cụ quản lý giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng trong thương mại điện tử mà doanh nghiệp có thể tham khảo là:
-
Gainsight: Ứng dụng này được phát triển dựa trên SaaS giúp thu thập dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn rồi biến chúng thành thông tin chi tiết hữu ích.
-
Qualtrics: Đây là phần mềm chuyên thu thập, phân tích ý kiến phản hồi của khách hàng để đề xuất các ý tưởng phù hợp giúp công ty cải tiến liên tục.
-
Zendesk:Phần mềm này giúp tương tác với khách hàng một cách dễ dàng và có thể mở rộng nếu có nhu cầu kinh doanh phát triển thêm.
Để nâng cao trải nghiệm khách hàng trên trang thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ quản lý hỗ trợ.
Bước 3: Triển khai các giải pháp công nghệ mới
Để chuyển đổi số thương mại điện tử thành công, doanh nghiệp không thể thiếu các giải pháp công nghệ mới. Việc áp dụng các giải pháp này sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và đảm bảo sự bảo mật của mạng lưới.
Có thể áp một số ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực thương mại điện tử
-
Al có thể phân tích dữ liệu khách hàng, đánh giá được tích cách, nhu cầu của người mua để đề xuất các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
-
Hệ thống máy móc tự động hóa, các thiết bị hỗ trợ IoT giúp gia tăng trải nghiệm khi mua hàng.
-
Phần mềm, giải pháp an ninh mạng như điện toán đám mây, Zero-Trust giúp lưu trữ, bảo vệ an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp và khách hàng khi mua sắm trên trang thương mại điện tử.
-
Hệ thống thanh toán và giao dịch trực tuyến: Công nghệ đã đẩy mạnh việc thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến thông qua các ứng dụng di động, website và hệ thống thanh toán trực tuyến. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, tăng tính tiện lợi và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tiền mặt.
-
Công nghệ Blockchain: Blockchain là một công nghệ mã hóa dữ liệu phân tán, được sử dụng để xác minh và ghi nhận các giao dịch. Trong lĩnh vực tài chính, blockchain đã được áp dụng để cải thiện tính bảo mật và minh bạch trong giao dịch, như tiền điện tử, chứng khoán, và hợp đồng thông minh (smart contracts)
-
Dịch vụ bán hàng trực tuyến và chăm sóc khách hàng: Công nghệ đã cải thiện dịch vụ bán hàng trực tuyến và tương tác khách hàng thông qua chatbot, hệ thống tự động, và dịch vụ hỗ trợ tự động khác.
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) xây dựng không gian mua sắm thông minh để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Bước 4: Cập nhật hành trình của khách hàng với VR
Một trong những giải pháp công nghệ mới mà doanh nghiệp nên ứng dụng vào thương mại điện tử là công nghệ thực tế ảo (VR)[2]. Việc ứng dụng công nghệ này sẽ nâng cao trải nghiệm, phục vụ khách hàng nhanh hơn.Thêm vào đó, doanh nghiệp không cần sáng tạo lại toàn bộ mô hình kinh doanh để thực hiện các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số mà chỉ cần ứng dụng đúng các công cụ VR/ AR phù hợp.
Ví dụ: Nhiều trang thương mại điện tử đã đầu tư vào công cụ tủ quần áo ảo. Loại tủ này cho phép người mua có thể nhìn ngắm quần áo từ nhiều góc độ và trải nghiệm thử quần áo như trong thế giới thực.
Bước 5: Bắt tay vào đổi mới kỹ thuật số
Sau khi đã chuẩn bị được hết các thứ ở trên, việc cuối cùng mà doanh nghiệp cần làm là bắt tay vào đổi mới kỹ thuật số. Dựa trên nhu cầu kinh doanh cụ thể của mình, doanh nghiệp lựa chọn công nghệ mới phù hợp để chuyển đổi số thương mại điện tử.
Ví dụ: Nếu có nhu cầu kinh doanh các sản phẩm trên trang thương mại điện tử, doanh nghiệp nên chọn các công cụ giúp gia tăng khả năng trải nghiệm giống như thực tế. Đồng thời nếu muốn chuyển đổi số mạnh mẽ, doanh nghiệp nên chọn các công cụ có khả năng đa kênh, quản lý trải nghiệm khách hàng và phân tích dữ liệu.
BM TTNT KCNTT
Hội thảo Khoa học: Đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Năm 2024 - 07/09/2024
Công nghệ AI: đầy triển vọng và thách thức năm 2024 - 16/08/2024
Chung kết Cuộc thi Khoa học dữ liệu Khoa Công nghệ thông tin năm 2024 - 09/08/2024
Chung kết cuộc thi Trí tuệ nhân tạo Khoa Công nghệ thông tin ngày 12/07/2024 - 12/07/2024
Sự kỳ diệu của Toán học trong thiên nhiên - 01/07/2024
Lễ khánh thành Hệ thống phòng Thực nghiệm Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành- 26/05/2024
Bế mạc giải bóng đá Nam Khoa CNTT năm 2024, trường ĐH Nguyễn Tất Thành: thành công tốt đẹp.- 25/05/2024
Chung kết Cuộc thi Kỹ thuật phần mềm Khoa CNTT- 2024- 17/05/2024
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính- 15/05/2024
22/11/2022
Hệ thống MegaSchool và MegaTest thông báo tuyển dụng Thực tập sinh
13/07/2022
TMA Solutions - Cơ hội việc làm dành cho sinh viên Khoa CNTT
04/07/2022
10/06/2022
T UYỂN DỤNG NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH IT– TEXGAMEX-VN
16/05/2022
Thông tin tuyển dụng công ty PORTLOGICS - PLC
15/04/2022
Ngân hàng Á Châu (ACB) tuyển Chuyên viên Dịch vụ IT – Hồ Chí Minh