Nhu cầu nhân lực Ngành CNTT trong năm 2022 tại Việt nam

Ngày đăng: 02/05/2022

Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.


Thời đại ngày nay, công nghệ kỹ thuật số và công nghệ tự động hóa đã len lõi và phát triển mạnh mẽ vào hầu hết các lãnh vực, ngành nghề. Song song với đó, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và là định hướng phát triển của chính phủ Việt Nam, khuyến khích tất cả các lãnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục… tham gia. Trong tất cả xu thế đó, Công nghệ thông tin được xem là là cốt lõi, là trái tim của quá trình chuyển đổi số, của thời đại số.

Cuối tháng 1/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký quyết định 146 phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đề án hướng tới mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Cùng với đó, đào tạo ít nhất 1.000 chuyên gia làm lực lượng nòng cốt dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.

Nhân lực ngành CNTT có thực sự cung không đủ cầu?

Theo báo cáo thị trường nhân lực CNTT Việt Nam năm 2021 của TopDev, trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực CNTT tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Trong năm 2022, Việt Nam cần có 450.000 nhân lực CNTT, tuy nhiên, ước tính tổng nhân lực CNTT hiện tại ở Việt Nam hiện là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. 

Theo thống kê của các chuyên gia về thị trường lao động, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng dẫn đến việc cắt giảm nhân lực nhưng các ngành liên quan về công nghệ thông tin vẫn thiếu hụt rất trầm trọng. Khi chính phủ thúc đẩy chuyển đổi số, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này ngày càng cao. Trong năm 2022, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT hiện đang thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường.

Các bạn Sinh viên nên học ngành nào để dễ xin việc làm, mức thu nhập cao?

         1. Internet kết nối vạn vật (IoT):  Tất cả mọi thứ như thiết bị, công cụ, đồ vật, … đều được kết nối nhau thông qua Internet để con người giao tiếp, điều khiển, giám sát, thu thập thông tin và quản trị nhằm tăng năng suất và hiệu quả sử dụng để phục vụ cho đời sống con người.

Sinh viên sẽ trở thành Kỹ sư IoT sau khi ra trường, làm việc trong các công ty phần mềm và điều khiển tự động, có khả năng phân tích, quản lý, tư vấn, thiết kế và phát triển các dự án IoT trên nhiều lĩnh vực như tài chính, dịch vụ y tế, ngôi nhà thông minh (smart home), thành phố thông minh (smart city), xây dựng và tự động hóa, nông nghiệp…

    2. An ninh không gian mạng: Kỹ sư An ninh mạng là vị trí mà mọi doanh nghiệp đều cần đến hiện nay và doanh nghiệp phải chi trả mức lương rất cao để được tư vấn an toàn thông tin, bảo mật hệ thống và dữ liệu.

Nơi làm việc của Sinh viên sau khi ra trường: tại các công ty/doanh nghiệp hay Trung tâm ứng cứu sự cố, bảo mật thông tin….

   3. Quản trị hệ thống mạng: Các doanh nghiệp đều cần có hệ thống mạng nhằm kết nối nhiều máy tính, thiết bị với nhau để hỗ trợ thông tin, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu, đảm bảo về bảo mật, an toàn thông tin … đạt hiệu quả tốt nhất.

Sau khi tốt nghiệp, Sinh viên trở thành Kỹ sư Quản trị hệ thống mạng, tham gia làm việc được ở tất cả các doanh nghiệp với mức lương hậu hĩnh.

    4. Trí tuệ nhân tạo: được xem là một trong những công nghệ hàng đầu, giúp con người giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống.

Sinh viên sẽ trở thành Kỹ sư ngành Trí tuệ nhân tạo, làm việc tại Trung tâm phát triển Trí tuệ nhân tạo, Trung tâm phân tích xử lý dữ liệu lớn của các Tập đoàn, Trung tâm dữ liệu và xử lý hình ảnh…

    

ThS. Nguyễn Thị Phong Dung (K.CNTT)


Các tin khác