Ngành Công nghệ Thông tin

Ngày đăng: 11/08/2020

Công nghệ Thông tin (CNTT) là nhóm ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.


Mã ngành: 7480201

Thời gian đào tạo: 3.5 năm. Văn bằng: Kỹ sư Công nghệ Thông tin

Trong nền kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của Internet, thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, không có lĩnh vực nào, không có nơi nào không có mặt của CNTT.

Nói cách khác, CNTT chính là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. CNTT sẽ nhanh chóng thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế trong lịch sử như một cuộc cách mạng kinh tế – xã hội và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người.

Và theo quy hoạch phát triển kinh tế giai đoạn đến 2020 thì CNTT là một trong những ngành mũi nhọn. Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều công ty công nghệ trong và ngoài nước mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam. Nhân sự ngành CNTT vì vậy sẽ hứa hẹn trở thành nguồn nhân lực then chốt để phát triển lĩnh vực công nghệ trong tương lai.

Những điểm nội bật về chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo thể hiện tính đa liên (liên kết, liên thông, liên ngành):

  • Điểm mạnh của Trường: hầu hết mỗi Khoa đều có cơ sở, công ty để thực hành, thực tập, như Khoa Du lịch có nhà hàng khách sacn, Khoa Dược có xưởng bào chế, Khoa y có phòng khám đã khoa…;
  • Chuyển đổi ngành trong quá trình học;
  • Liên kết trên 2000 doanh nghiệp;
  • Đảm bảo việc làm;
  • Liên kết trên 250 doanh nghiệp, viện, trường đại học nổi tiếng cùng tham gia xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo; học tại Trường và doanh nghiệp;
  • Chương trình đào tạo cho phép liên thông trong ngành và liên thông các ngành, xuyên ngành kính tế, y tế, tài chính, điện – điện tử; du lịch; nông nghiệp;
  • Chương trình đào tạo liên ngành: kết nối các ngành đào tạo, đặc biệt là công nghệ thông tin với các ngành khác như kinh tế, nông nghiệp, y tế, ô tô, xây dựng, cho phép ngưới học mở rộng kiến thức;
  • Có liên thông từ đại học lên thạc sĩ, có đào tạo văn bằng 2, văn bằng kép, đào tạo từ xa; học trực tuyến và trực tiếp;
  • Cho phép chuyển đổi ngành và chuyên ngành;
  • Các học phần cơ sở ngành/ chuyên ngành luôn có số tiết lý thuyết và thực hành bằng nhau 30 tiết;
  • Đánh giá học phần dựa trên sản phẩm công nghệ thông tin là chính;
  • Sử dụng các kỹ thuật và công nghệ mới nhất đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0;
  • Khoa có 9 phòng Labs phục vụ cho 9 chuyên ngành;
  • Thời gian bắt đầu chọn chuyên ngành: Khi hết Học kỳ 4, sinh viên chọn chuyên ngành và bắt đầu học chuyên ngành từ Học kỳ 5;


Ngành Công nghệ Thông tin

Cơ hội nghề nghiệp
Ngành Công nghệ thông tin

  • Chuyên viên về phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, bao gồm phần cứng và phần mềm
  • Chuyên viên quản trị hệ thống mạng và phần mềm
  • Chuyên gia quản trị dự án công nghệ thông tin
  • Chuyên viên bảo trì và phát triển hệ thống công nghệ thông tin
  • Cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Ngành Mạng máy tính và truyền thông

  • Chuyên viên quản trị hệ thống mạng
  • Lập trình viên các ứng dụng trên hệ thống mạng
  • Chuyên viên thiết kế và xây dựng hệ thống mạng
  • Kỹ sư bảo trì và phát triển hệ thống mạng
  • Chuyên gia bảo mật và an ninh mạng
  • Chuyên gia quản trị dự án mạng

Ngành Kỹ thuật phần mềm

  • Chuyên viên lập trình và phát triển phần mềm
  • Chuyên viên lập trình ứng dụng và phát triển games
  • Chuyên viên phân tích hệ thống thông tin;
  • Chuyên viên quản trị và khai thác cơ sở dữ liệu
  • Chuyên viên phát triển dự án phần mềm
  • Chuyên gia quản trị dự án phần mềm
  • Kỹ sư vận hành và phát triển hệ thống phần mềm

Khoa có mạng lưới liên kết doanh nghiệp rộng lớn với hơn 250 doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ mới (trong nước như TMA, CMC, FPT, và quốc tế facebook, google, …) tham gia thực hiện xây dựng chương trình đào tạo, tham gia quá trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo.

Đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 50% giảng viên là các giáo sư, tiến sĩ có học hàm học vị cao, 50% còn lại là các CEO, các chuyên viên cao cấp từ các doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo gắn kết doanh nghiệp: tối thiểu 30% nội dung chương trình học tập tại doanh nghiệp.

Mỗi năm sinh viên có các học kỳ doanh nghiệp để kiến tập, thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp.

Hầu hết sinh viên có việc làm đúng ngành khi còn học năm 3; Đảm bảo 95% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và 100% sau khi tốt nghiệp 6 tháng.

Khoa liên kết với 5 trường đại học quốc tế, đưa và nhận sinh viên/ giảng viên quốc tế. Đồng thời, chương trình đào tạo được kiểm định AUN-QA nên sinh viên có thể làm việc và học tiếp tại các nước Đông nam Á.



Phương thức 1:

Xét tuyển kết quả thi THPT năm 2020 theo tổ hợp môn.

Phương thức 2:

  • Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)
  • Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
  • Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3:

Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM.

Phương thức 4:

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và cử tuyển.

Tổ hợp xét tuyển:

  • Tổ hợp 1: Toán, Lý, Hóa
  • Tổ hợp 2: Toán, Lý, Anh
  • Tổ hợp 3: Toán, Văn, Anh
  • Tổ hợp 4: Toán, Hóa, Anh
Ngành Công nghệ Thông tin





Các tin khác