Học ngành CNTT cơ hội việc làm có cao?

Ngày đăng: 07/04/2019

Lúc 15 giờ 45 ngày 13.3, buổi tư vấn trực tuyến truyền hình về nhóm ngành công nghệ và công nghệ thông tin (CNTT) tiếp tục diễn ra tại: thanhnien.vn, Facebook/thanhnien.com và YouTube Thanh Niên.


Công nghệ nói chung và công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng là một ngành có nhiều hướng phát triển trong tương lai. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kéo theo sự thay đổi của rất nhiều ngành nghề. Thế nhưng theo các chuyên gia, nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, trong đó CNTT vẫn chiếm vị trí dẫn đầu. Nhu cầu nhân lực khối ngành này cũng rất lớn. Đây là một trong những ngành học mà có ở hầu hết các trường ĐH, CĐ.

Theo dự báo nhu cầu, đến năm 2020 VN sẽ thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự các ngành công nghệ thông tin. Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các trường ĐH, học viện, chính thức cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vựa này trình độ ĐH. Theo đó, sinh viên đang học ĐH các ngành khác được chuyển sang học công nghệ thông tin ở các trường có đào tạo ngành này.
Vậy với những thí sinh muốn xét tuyển vào ngành này trong mùa tuyển sinh 2019 thì cần những lưu ý gì để có thể vào học đúng ngành nghề ở những trường vừa sức? Xu hướng khối ngành này trong tương lai? Nhu cầu nhân lực cho nghề này trong giai đoạn sắp tới ra sao? Các trường thay đổi gì trong đào tạo, tuyển sinh khối ngành này? Thí sinh cần lưu ý gì khi vào học?... Tại phần 2 của chương trình, các chuyên gia tiếp tục giải đáp các vấn đề này.
Chương trình đang được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn , Fanpage facebook báo TN và kênh Youtube. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc ngay có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.
****************************************************************************
15:54 
Chào mừng các bạn đến với phần 2 của chương trình CHỌN NGÀNH HỌC PHÙ HỢP với khối ngành CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.
Phần 2 có sự tham gia của các khách mời:
- Tiến sĩ Lê Xuân Trường, Trưởng khoa CNTT Trường ĐH Mở TP.HCM
- Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn
- Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng Phòng Tư vấn tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
- Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Nguyễn Tất Thành 

Học ngành CNTT cơ hội việc làm có cao?
Khách mời tham dự phần 2
16:01 
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương: Trường có các ngành công nghệ thông tin: công nghệ phần mềm, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật máy tính…
Học ngành CNTT cơ hội việc làm có cao?
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương
ĐÀO NGỌC THẠCH
CNTT là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nóng nhất, xếp thứ nhất trong 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu của TP.HCM. Số lượng thí sinh đăng ký vào những ngành này hằng năm vào Trường ĐH Công nghệ TP.HCM rất đông, 1.000-2.000. Mức điểm trúng tuyển các năm thường cao hơn điểm sàn xét tuyển 3-4 điểm.
Sinh viên tốt nghiệp khối ngành này được thị trường lao động tuyển dụng rất cao.
16:10 
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Đang trong thời kỳ này thì công nghệ và công nghệ thông tin được ưu tiên hàng đầu. Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn có 2 chuyên ngành chính của khối ngành này là khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm.
Trường xét tuyển bằng 2 phương thức: sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia và dựa vào kết quả học tập lớp 12.
Mỗi năm trường đào tạo khoảng 200 sinh viên cho khối ngành này, có 2 chương trình là tiếng Việt và tiếng Anh. Khi học tại trường thì sinh viên được cấp học bổng toàn phần để học tiếng Anh kỹ năng.
Cơ hội để thành công ở khối ngành này rất cao, tuy nhiên đây là ngành hot nên chúng ta không nên chạy theo phong trào. Các bạn theo học khối ngành này phải có năng lực tư duy logic tốt và nỗ lực trong quá trình học thì mới có thể thành công. Hy vọng các bạn cần có lựa chọn sáng suốt.
16:12 
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc: Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, các em học ngành CNTT và khối công nghệ đều đạt 90% có việc làm sau tốt nghiệp. Để làm được điều đó, trường thực hiện mục tiêu đề cao thực hành, tạo môi trường học tập, trải nghiệm, quan tâm đến chất lượng. Chương trình đào tạo của trường được cập nhật liên tục để phù hợp với nhu cầu xã hội. Trường liên kết với 1.700 doanh nghiệp, là nơi sinh viên thực tập, thực hành, tìm kiếm việc làm.
Học ngành CNTT cơ hội việc làm có cao?
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc: Các em học ngành CNTT và khối công nghệ tại trường đều đạt 90% có việc làm sau tốt nghiệp
ĐÀO NGỌC THẠCH
Phương thức xét tuyển của trường: Xét kết quả thi THPT quốc gia, xét học bạ lớp 12, xét học sinh giỏi quốc gia, kể cả kỳ thi tay nghề khu vực, xét tuyển thí sinh nước ngoài…
16:24 
Tiến sĩ Lê Xuân Trường: Thực tế quá trình đào tạo cho thấy, những sinh viên không phù hợp là do không nỗ lực và tích cực học tập dù rằng trước đó có đầu vào tốt, nền tảng toán học tốt. Trong khi có những sinh viên điểm đầu vào thấp hơn nhưng ra trường làm được vị trí quan trọng, sau đó học cao hơn.
Có thể nói, nền tảng toán, tư duy logic vừa đủ cùng với sự đam mê, nỗ lực sẽ là điểm cộng để thành công trong lĩnh vực CNTT.
Trước đây, nhiều sinh viên năm 4 ngành CNTT có học lực khá đều có việc làm. Hiện nay theo khảo sát của Trường ĐH Mở TP.HCM, ở năm cuối có tới 53% sinh viên có việc làm tốt và đúng ngành nghề. Trong đó, sinh viên giỏi được quyền chọn doanh nghiệp để thực tập và làm việc. T
16:25 
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương: Phụ huynh hãy để con mình tự chọn ngành các con thích, đừng bắt con học theo ngành mình thích. Vì khi học ngành không thích rất khó phát huy, thành công.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tạo môi trường học tập thoải mái, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng… Trường có các giảng đường mở, đưa doanh nghiệp đến với sinh viên, tổ chức học kỳ doanh nghiệp ở năm 2, 3, giúp các em hiểu rõ ngành học và gắn bó với nó hơn.
16:26 
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Nhiều bạn giỏi nhưng đề cao mình quá. Đây chính là vấn đề mà nhiều bạn tốt nghiệp loại giỏi cũng thất nghiệp. Có những môi trường phù hợp nhưng các bạn lại muốn tìm một môi trường khác lý tưởng hơn nhưng tìm không ra. Mới ra trường, các bạn nên bắt đầu từ những công việc nhỏ hơn một chút, trách nhiệm hơn một chút thì dần dần sẽ khẳng định được năng lực và khi doanh nghiệp nhìn thấy được năng lực của bạn thì các bạn không cần lo đến vấn đề lương của mình nữa, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài sẽ trả lương xứng đáng với năng lực của bạn.
Học ngành CNTT cơ hội việc làm có cao?
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Nhiều bạn giỏi nhưng đề cao mình quá
ĐÀO NGỌC THẠCH
16:27 
* Một học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, hỏi: Ngành nào là hot nhất và cơ hội việc làm cao nhất. Và nếu em học lập trình viên thì cần những tố chất gì?
16:33 
Tiến sĩ Lê Xuân Trường: CNTT hiện nay có nhiều ngành khác nhau, dù học ngành nào trong khối ngành này, sinh viên có khả năng lập trình thì đều có thể trở thành lập trình viên.
16:35 
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Ngành hot nhất là ngành phù hợp và mang lại hạnh phúc cho các bạn nhất . Chứ ngành nào cũng có giá trị của nó, chỉ mong các bạn nên chọn được các ngành phù hợp với giá trị năng lực, với đam mê và với sở trường mà các bạn đang có cũng như là khát vọng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai, tức là bạn muốn trở thành ai, muốn làm gì và làm như thế nào trong tương lai?
16:36 
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc: Các em tốt nghiệp ngành khác có thể học thêm công nghệ thông tin trong 1,5 năm. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đang xây dựng hệ thống chuyên ngành như: kinh tế số, y tế số, nông nghiệp số, du lịch số… Trong tương lai sẽ có ngành trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu. Tất cả các lĩnh vực, ngành nghề này đều ứng dụng công nghệ thông tin, phải lập trình.
16:36 
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương: Bên cạnh nhóm ngành công nghệ thông tin còn rất nhiều ngành nghề khác về công nghệ, như công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, điều khiển và tự động hóa, cơ khí, công nghệ ô tô…
Ngành nào mang nhiều giá trị lại cho các bạn, ngành đó sẽ là ngành hot.
 
16:41 
* Em Trần Mai Vy, học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP.HCM), hỏi: Ngành công nghệ thông tin đào tạo có gì mới và cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào ạ?
* Em Nguyễn Đặng Minh Khánh, học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) hỏi: Theo khối B ưa thích công nghệ sinh học thì khả năng tìm kiếm việc làm và công việc cụ thể sau khi ra trường như thế nào?
* Một nhóm học sinh ở Lâm Đồng bàn luận: Học IT suốt ngày cắm đầu vào máy tính, đầu bù tóc rối thì làm gì người yêu?
16:49 
Tiến sĩ Lê Xuân Trường: CNTT hiện nay đang lan rộng trong nhiều lĩnh vực, không chỉ là lập trình viên mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Do vậy, công việc này sẽ giống như các ngành nghề khác nên không bị ế vợ mà còn có nền tảng tốt để tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho bản thân mình.
Học ngành CNTT cơ hội việc làm có cao?
Tiến sĩ Lê Xuân Trường: Học CNTT sẽ không bị ế vợ mà còn có nền tảng tốt để tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho bản thân 
ĐÀO NGỌC THẠCH
16:52 
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Trong thời buổi hiện nay thì các trường sẽ nâng cấp, trang bị những công nghệ mới để đáp ứng với xu thế mới. Như ở Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn có trang bị một phòng lập trình robot và cập nhật các công nghệ như hệ thống máy in 3D, các sản phẩm của trí tuệ nhân tạo... Các bạn sẽ được tiếp cận với doanh nghiệp để cọ xát với thực tế nhiều hơn. Nhìn chung, các trường sẽ cập nhật xu hướng của thị trường để đưa ra chương trình đào tạo tốt nhất, giúp cho các bạn khi ra trường đi làm thành công.
16:53 
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quốc: Cái mới trong quá trình đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu đào tạo, các trường ĐH hiện nay được tự chủ nhiều nên những ngành mới có tính liên ngành sẽ xuất hiện. Các trường xây dựng chương trình đào tạo kết hợp với doanh nghiệp, xã hội… để đáp ứng yêu cầu thực tế...
16:56 
Học sinh hỏi: Em có thể xét tuyển ngành công nghệ thông tin vào trường bằng nhiều phương thức không?
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương: Trường ĐH Công nghệ TP.HCM xét tuyển bằng 3 phương thức: kết quả kỳ thi THPT quốc gia, học bạ lớp 12, xét tuyển dự vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Các em có thể chọn 1 cách, 2 cách hoặc 3 cách. Tuy nhiên các em nên chọn tối đa cả 3 phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển.


Báo Thanh niên


Các tin khác